Một nghiên cứu về 126.000 câu chuyện về các đề tài chính trị, kinh tế, khủng bố... trên mạng Twitter trong 11 năm qua cho thấy, những tin tức giả mạo "bay nhanh" gấp 6 lần tin thật.
Thông tin trên mạng thật giả khó lường |
Khi trái đất này đã trở thành thế giới phẳng thì mọi chuyện đều có thể lan nhanh khắp nơi một cách dễ dàng. Từ bài viết, video, cho đến hình ảnh, tin tức… Thế nhưng, có một nghịch lý là những tin tức giả mạo lại có đặc tính là lan truyền nhanh gấp nhiều lần so với tin tức thật.
Và điều này không phải là không quan trọng. Do vậy, mới đây Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến hành nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân. Mạng Twitter tại Anh đã được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu. Khảo sát trên 126.000 câu chuyện về các đề tài chính trị, kinh tế, khủng bố… được 3 triệu người chuyển tiếp cho nhau trong giai đoạn từ 2006 đến 2017, các nhà nghiên cứu nhận thấy những tin tức giả mạo có sức mạnh lan truyền như một vết dầu loang. Chỉ có 126.000 câu chuyện nhưng được chuyển tiếp đến 4.500.000 lần và do 3.000.000 người 'phát tán'.
Sức lan truyền rộng rãi và nhanh chóng chính là điểm mạnh của các mạng xã hội. Nhờ đó, tất cả chúng ta đều có thể truyền bá tin tức rộng rãi và nhanh chóng. Nhưng bù lại, nó cũng truyền tải nhiều thông tin và tin tức giả mạo. Nhờ các tổ chức chuyên môn về xác thực thông tin, nghiên cứu cho thấy, tin thật mất thời gian lâu hơn tới 6 lần (so với tin giả) để 'đến tay' 1.500 người. Tin thật hiếm khi có lượng người chia sẻ vượt quá 1.000, trong khi tin giả có thể đạt lượng chia sẻ tới 100.000 người với tốc độ nhanh như một đám cháy rừng.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã khám phá được nguyên nhân: tất cả đều bắt nguồn từ tính ưa điều mới lạ của con người, những người khác biết được tâm lý này nên đã “sáng tác” đủ mọi thứ và truyền đi, người đọc hoặc xem càng nhiều thì tên tuổi càng được nổi tiếng.
Vì vậy, hãy kiểm tra tính xác thực trước khi chuyển tiếp một thông tin, nhất là những thông tin thật mới và thật hấp dẫn, đừng để mình bị “bẫy”!
0 nhận xét: