29 thg 5, 2018

Mỹ sẽ thất bại ê chề, được Nga cứu vớt danh dự?

Nhà phân tích Syria cho rằng, Mỹ sẽ thất bại ê chề ở Syria và Iraq. Washington sẽ chỉ rút lui được trong danh dự nhờ sự can thiệp của Nga.

nga my

Mỹ sẽ phải rút quân khỏi Syria và Iraq

Trong vài tháng qua, các nguồn tin địa phương của Syria đã nhiều lần báo cáo về sự tăng cường lực lượng của Washington và việc thiết lập các căn cứ mới ở Manbij và Deir Ezzor. Những báo cáo này mâu thuẫn với cam kết trước đó của Donald Trump để rút quân Mỹ khỏi khu vực càng sớm càng tốt.


"Nếu Mỹ không tự mình rời khỏi Syria, có lẽ cuối cùng Washington sẽ phải đối mặt với cuộc chiến tranh vũ trang và cả chiến tranh du kích” cả ở Syria lẫn Iraq và Nga là người nắm giữ giải pháp cho vấn đề đau đầu của Washington - nhà phân tích chính trị Syria Ghassan Kadi nhận định.

Theo ông, thời gian không thuộc về nước Mỹ bất kể nó dài đến mức nào.

"Cuối cùng, sẽ không có sự hiện diện quân sự nào của Mỹ (ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ) lớn hơn ở Việt Nam trước kia. Đã có những dấu hiệu cho thấy các lực lượng chống Mỹ xung quanh các căn cứ của Mỹ ở Syria đang sẵn sàng biến đông bắc Syria thành một cơn ác mộng cho Washington' - vị chuyên gia nhận định.

Liên quan đến chiến thắng của Liên minh Sairun của giáo sĩ Muqtada al-Sadr trong cuộc bầu cử quốc hội Iraq ngày 12 tháng 5, nhà phân tích cho rằng, nó có khả năng dẫn đến việc sửa đổi mối quan hệ Iraq-Mỹ và yêu cầu chính thức của al-Sadr về việc rút quân Mỹ.

Vị chính trị gia người Shiite và những người ủng hộ ông chưa bao giờ che giấu sự không hài lòng của họ với cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ hồi năm 2003. Cánh quân đội của Phong trào Sadrist công khai phản đối sự chiếm đóng của Mỹ vào đầu những năm 2000.

Theo ông, nếu Washington không tự nguyện rút quân một cách hòa bình, các lực lượng Mỹ có thể thấy mình bị kẹp giữa một mặt trận phối hợp được tạo nên bởi hai kẻ thù Iraq và Syria. Mặt khác, miễn là không có mối đe dọa để tạo ra một nhà nước độc lập của người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ dừng tay và ngồi xem xét tình thế.


Các lực lượng dân chủ Syria do Hoa Kỳ hậu thuẫn (SDF) ở miền bắc Syria từ lâu đã là một trái táo bất hòa giữa Ankara và Washington.

Mặc dù Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã đạt được sự đồng thuận về sự hiện diện của người Kurd ở Manbij - được cho là có hai căn cứ Mỹ, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục lên án Washington về việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd Syria (YPG) - xương sống của SDF.

Mặc dù Mỹ xem người Kurd là nòng cốt trong cuộc chiến chống khủng bố do Liên minh Mỹ lãnh đạo, nhưng từ lâu, chính quyền Ankara đã xem YPG là một chi nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK), được xác định là một tổ chức khủng bố nguy hiểm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự hiện diện của Iran ở Syria là hợp pháp

Ông Ghassan Kadi nhấn mạnh, không giống như sự chiếm đóng của Mỹ, sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria là hợp pháp.

Thế nhưng, Washington lại khăng khăng đòi hỏi Tehran phải rút quân nhân của họ ra khỏi Syria. Về phần mình, chính quyền Damascus đã nói rõ rằng, sự rút lui của Iran không nằm trong yêu cầu của họ.

"Chủ đề này thậm chí không nằm trong chương trình thảo luận, vì nó liên quan đến chủ quyền của Syria" - Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad đã tuyên bố như vậy vào 23 tháng 5.


Vị quan chức Syria khẳng định rằng, điều này chắc chắn không phải là “những người bạn Nga” nêu ra và chính quyền Damascus cũng không để bất cứ ai nêu vấn đề này - đặc biệt là Mỹ, kẻ đang xem xét khả năng can thiệp ở mọi nơi của Syria, đặc biệt là sự hỗ trợ của những kẻ khủng bố ở Syria và các nơi khác trong khu vực.


Bình luận về vấn đề này, Kadi nhấn mạnh rằng "không giống như sự hiện diện của Mỹ ở Syria, sự hiện diện của Nga và Iran là theo yêu cầu của Chính phủ Syria, nhờ giúp đỡ đất nước trong cuộc chiến chống khủng bố. Và đó có nghĩa là “một hành động hợp pháp”, trái ngược với sự phi pháp của Mỹ.

Ông này phân tích: "Trong thực tế, Iran có thể tùy ý ở lại hoặc không muốn ở lại Syria một khi nhiệm vụ được thực hiện đầy đủ. Mỹ càng yêu cầu Iran rút khỏi Syria sớm hơn, điều đó lại càng gây áp lực lên sự hiện diện của chính họ và biến sự hiện diện của Iran thành một quân cờ thương lượng cho phía Nga-Syria-Iran, để họ đưa lên bàn đàm phán một thỏa thuận đồng thời rút cả Iran và Mỹ".

Nhận định về John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và lời tuyên bố nổi tiếng của ông là “làm thay đổi chế độ ở Iran vào năm 2019”, Kadi nhận xét rằng "với tất cả những biến động trong chính quyền Trump, bản thân Bolton có thể không còn tại vị vào năm 2019".

Theo nhà phân tích, điều đó vẫn không phải là tất cả, bởi nếu muốn dựng lên "một chế độ dân chủ theo kiểu phương Tây" ở Iran thì nội bộ đất nước này cần một sự phản đối mạnh mẽ hơn nhiều so với hiện tại.

Hơn nữa, ở một đất nước mà Mỹ muốn “thay đổi chế độ”, quân đội phải hầu như không có thực lực. Nếu Mỹ muốn lật đổ Iran trong thập niên này thì cần phải chuẩn bị các kế hoạch dự phòng liên quan đến hành động quân sự, có thể trở thành một cuộc chiến toàn trên quy mô lớn, và cần phải đổ vào đó một vài nghìn tỷ đô la để tài trợ cho các lực lượng đối lập.


Mỹ sẽ phải nhờ Nga cứu vớt

Đánh giá kết quả của chính sách Trung Đông của Mỹ trong bốn thập kỷ qua, nhà phân tích đã chỉ ra "sự thất bại của ngoại giao Washington và Mỹ hiện không có khả năng trung gian dđạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Hơn nữa, thực tế là Washington thậm chí còn không đảm bảo nổi an ninh cho Israel - đối tác gần gũi nhất của họ trong khu vực. Bằng chính những chính sách sai lệch của mình, Washington thậm chí còn mang lại cho Tel Aviv nhiều kẻ thù hơn và lắm rắc rối hơn.

Theo Kadi, sự hiện diện của người Mỹ trên Syria và đất Iraq đã làm phức tạp vấn đề hơn nữa, không chỉ vì Mỹ không biết phải làm gì tiếp theo, mà còn bởi vì họ không biết ai thương lượng bất kỳ đối tác nào, với bất cứ giải pháp nào.

Nhà phân tích chính trị Ghassan Kadi tuyên bố với Hãng thông tấn Nga Sputnik rằng, sớm hay muộn thì Washington cũng sẽ bị buộc phải rút quân khỏi Syria và Iraq, còn Nga sẽ trở thành một “nhà trung gian hòa giải” mạnh mẽ ở Trung Đông, có thể cung cấp cho Mỹ một "lối thoát không mất mặt".

Trong những trường hợp này, Moscow nổi lên như là người chơi duy nhất có khả năng dẹp bỏ đống lộn xộn của Washington.

Nga không chỉ có sự hiện diện quân sự hợp pháp ở Syria, họ cũng không chỉ thắng cuộc chiến chống khủng bố IS, mà còn là thực thể duy nhất có mặt trong tất cả các thỏa thuận với tất cả các bên tham chiến ở Syria như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và cả Mỹ nữa.

Nhà phân tích giải thích rằng, trừ khi tất cả các bên quyết định đi vào một cuộc chiến tranh tự hủy diệt lẫn nhau, còn không, tất yếu sau này tất cả các lực lượng hiện diện ở Syria sẽ phải lắng nghe tiếng nói của Nga.

Washington đã đưa mình vào một tình huống không thể cứu vãn và trớ trêu thay, chỉ có ngoại giao Nga mới có thể “cứu vớt” được họ.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: