Hai khám phá mang tính bước ngoặt cho thấy có sự hiện hữu của carbon hữu cơ trên sao Hỏa, mở đường cho hành trình tìm kiếm sự sống ở đây.
Ảnh chụp vệ tinh |
Trong buổi họp báo diễn ra vào 1 giờ sáng nay theo giờ Việt Nam tại trụ sở chính ở Washington DC, NASA cho biết, Robot thăm dò Curiosity đã tìm ra một hợp chất được cấu thành từ cacbon gọi là phân tử hữu cơ - dấu hiệu cho thấy, chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống trên sao Hỏa.
Trước đó, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science thứ Năm vừa qua cho thấy bằng chứng thuyết phục đầu tiên về cơ hội cho sự sống trên sao Hỏa, đó là dấu vết của các phân tử hữu cơ lớn trên bề mặt hành tinh này.
"Khi bạn làm việc với một công cụ máy móc điên rồ như Curiosity, có vẻ như chúng ta sẽ làm được những điều mà trước đó ta nghĩ rằng không thể," lãnh đạo nhóm nghiên cứu, Jennifer Eigenbrode, một nhà sinh hóa học tại NASA Goddard cho biết.
Dữ liệu mới nhất của Curiosity cho thấy rằng, khoảng 3,5 tỷ năm trước, một hồ nước đầy đã từng lấp đầy miệng núi lửa Gale Crater của sao Hỏa chứa các phân tử hữu cơ phức tạp. Những dấu vết của chúng vẫn được bảo quản trong các loại đá lưu huỳnh có nguồn gốc từ trầm tích hồ. Có vẻ như lưu huỳnh đã giúp bảo vệ các chất hữu cơ ngay cả khi những tảng đá bị phơi nhiễm trên bề mặt với các chất phóng xạ và chất tẩy như perchlorat.
"Đây là một phát hiện quan trọng", Samuel Kounaves, nhà khoa học hàng đầu của NASA, cho biết.
0 nhận xét: