28 thg 9, 2018

Khóa đào tạo hướng dẫn phân tích da trên máy soi da tại hội trường VITD

Sáng ngày 28/9, tại hội trường VITD diễn ra khóa đào tạo phân tích da trên máy soi da của công ty TNHH TM & SX Mini Garden Việt Nam tổ chức. Chương trình có sự tham dự của  đại diện công ty Mini Garden, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực phân tích da cùng với các chủ spa vừa và nhỏ tham dự.  


Công ty TNHH SX & TM Mini Garden được thành lập năm 2016 là doanh nghiệp chuyên sản xuất mỹ phẩm cao cấp với nguyên liệu thiên nhiên 100% nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm các đối tác lớn chủ yếu từ Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với phương châm: mang sản phẩm thiên nhiên đến với bạn và đưa bạn đến vẻ đẹp tự nhiên. Công ty Mini Garden chọn lọc, cung cấp những sản phẩm chất lượng và an toàn đạt tiêu chuẩn được cấp phép của bộ y tế để đáp ứng nhu cầu cải thiện nét đẹp tự nhiên của chị em phụ nữ.



Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cho thuê phòng đào tạo tại hà nộiVITD vinh dự là đơn vị được chọn đồng hành với công ty Mini Garden tổ chức chương trình này. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, VITD tự tin sẽ mang lại những giải pháp tối ưu nhất và luôn song hành để mang đến thành công cho quý khách hàng.

Liên hệ tư vấn đặt phòng miễn phí - HOTLINE: 0912.527.631 / 0942.397.535

27 thg 9, 2018

Chương trình tuyển dụng lao động Đài Loan tại hội trường VITD

Chiều ngày 26/9, tại hội trường VITD diễn ra chương trình tuyển dụng lao động Đài Loan của Công ty cổ phần nguồn nhân lực Quốc tế - Thuận An Kyoto tổ chức. Chương trình với sự tham dự của đại diện ban lãnh đạo công ty Thuận An Kyoto, đại diện các tập đoàn bên Đài Loan và cùng các bạn ứng viên đến dự tuyển.

Một số hình ảnh không gian hội trường của chương trình: 






Với kinh nghiệm nhiều năm cho thuê hội trường tại hà nộiVITD chúng tôi tự tin sẽ mang lại những giải pháp tối ưu nhất với nhu cầu của quý khách. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, tận tình, VITD sẽ đáp mang lại sự hài lòng cho quý khách.


Liên hệ tư vấn đặt phòng - HOTLINE: 0912.527.631 / 0942.397.535

26 thg 9, 2018

Thành phố cảng Trung Quốc lao đao trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

GDP của Thiên Tân chỉ tăng 3,4% nửa đầu năm nay, mức tăng thấp thứ hai trong các tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc.

Đã hơn hai tháng kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế lên hàng hóa của nhau và các số liệu thống kê đang bắt đầu cho thấy những ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại, các tác động vẫn ở mức vừa phải tuy nhiên, Thiên Tân - thành phố cảng phía Bắc Trung Quốc dường như đang phải chịu một cú đánh nặng nề.

Khu công nghiệp Microelectronics Industrial Park ở Thiên Tân là nơi đặt các nhà máy Samsung Electronics và các đơn vị sản xuất linh kiện cho hãng này. Tại đây, doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất các tấm điôt phát sáng và các bộ phận của smartphone. Tuy nhiên, Samsung vừa cho biết, có thể rút hoạt động ở thành phố này vào cuối năm nay.


Theo ghi nhận của Nikkei, gần đây, các nhà máy của Samsung tại Thiên Tân dường như vẫn hoạt động, có xe buýt đưa đón công nhân nhưng khu công nghiệp này trở nên yên tĩnh, đường phố vắng vẻ hơn. Một số nhà máy không phải của Samsung đã đóng cửa. “Nhà máy này từng cung cấp linh kiện camera cho smartphone Samsung nhưng nó đã đóng cửa từ mùa xuân”, nhân viên bảo vệ đứng trước cổng một trong những nhà máy đã ngừng hoạt động cho hay.

Theo một quan chức thành phố, Samsung đã báo với chính quyền Thiên Tân về ý định rời khỏi khu công nghiệp. Thông tin Samsung rút lui có thể đã có từ lâu bởi thị phần của hãng điện thoại này giảm xuống gần như bằng không tại Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ -Trung ngày càng gia tăng có thể là tác động cuối cùng với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Những động thái này cho thấy, thành phố cảng trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối. GDP của Thiên Tân trong 6 tháng đầu năm nay tăng 3,4%. Đây là tỷ lệ tăng thấp thứ hai trong 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc.

Từng là thành phố đi đầu trong tăng trưởng kinh tế nhưng Thiên Tân hiện đã tụt lại phía sau. Đã quen với việc được Bắc Kinh phân bổ cho các dự án đầu tư lớn nên Thiên Tân hành động rất ít để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất hay nuôi dưỡng các mô hình kinh doanh trực tuyến.

Đầu năm nay, chính quyền Thiên Tân đã thực hiện một số biện pháp cải cách kinh tế nhưng vô ích. Một quan chức thành phố cho biết, cải tổ vào lúc này - đúng giai đoạn của cuộc chiến tranh thương mại - là một thời điểm không thể tồi tệ hơn. “Lượng hàng tại cảng Thiên Tân vẫn ổn định nhưng phần lớn là các đơn đặt vào phút chót ngay trước khi các lệnh áp thuế mới có hiệu lực”, vị này thông tin thêm.

Sở hữu các cảng biển lớn nên thương mại đóng góp gần 40% vào GDP của Thiên Tân. Đây là tỷ lệ cao hơn so với trung bình 34% tại Trung Quốc. Bởi vậy, thành phố này rất dễ bị ảnh hưởng khi thương mại đi xuống.

Anh Tú (theo Nikkei)

25 thg 9, 2018

Trung Quốc dọa áp thuế với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ

Bắc Kinh cảnh báo rằng họ sẵn sàng áp thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ nếu Washington leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay tuyên bố rằng đòn áp thuế 5 - 25% với 60 tỷ USD hàng Mỹ sẽ được tung ra nếu Washington thực hiện lời đe dọa của Trump là áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Bộ này nói rằng họ sẽ hành động tùy theo "biểu hiện của phía Mỹ" và Trung Quốc còn có thể áp dụng "biện pháp đối phó khác".



"Trung Quốc luôn tin rằng thảo luận trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi là cách hiệu quả để giải quyết khác biệt về thương mại", tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc có đoạn viết. "Bất kỳ mối đe dọa đơn phương hoặc tống tiền nào cũng sẽ chỉ làm tăng căng thẳng và gây hại cho lợi ích của tất cả các bên".

Mỹ đã áp thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào đầu tháng 7 khiến Trung Quốc có các biện pháp trả đũa tương đương. Mỹ sẽ thông báo thêm 16 tỷ USD hàng hóa khác bị nhắm mục tiêu trong những tuần tới.

Washington dọa áp thuế 10% với thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bao gồm máy móc, hàng da và hải sản. Tuần này, Trump còn yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ xem xét việc tăng mức thuế này từ 10% lên 25%. Trump muốn thu hẹp mức thâm hụt thương mại 376 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc và gây áp lực để Bắc Kinh bỏ chính sách ép công ty Mỹ tiết lộ bí mật độc quyền nếu họ muốn thâm nhập thị trường nước này.

Phương Vũ

24 thg 9, 2018

Đợt thuế mới của Mỹ và Trung Quốc chính thức hiệu lực

Kế hoạch đánh thuế với hàng hoá trị giá 200 tỷ USD hàng Trung Quốc của Mỹ cũng như đòn đáp trả của Bắc Kinh cùng vừa có hiệu lực.

Thuế nhập khẩu 10% Mỹ áp lên số hàng hóa Trung Quốc có tổng giá trị 200 tỷ USD vừa chính thức có hiệu lực hôm nay (24/9). Thuế trả đũa của Trung Quốc lên hơn 5.200 hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD cũng đã được áp dụng.



Tổng cộng, tính từ đầu tháng 7, Mỹ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Con số này của Trung Quốc là 110 tỷ USD. Đợt thuế mới của cả hai nước được công bố đầu tuần trước.

Đây là diễn biến leo thang mới nhất trong căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà kinh tế học đã cảnh báo Mỹ - Trung đối đầu sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của hai quốc gia này, mà còn lan ra cả thế giới.

Đến nay, hai bên vẫn chưa phát tín hiệu khi nào khôi phục đàm phán thương mại. Các cuộc nói chuyện tại Washington tháng trước không mang lại kết quả đáng kể. Vì thế, sau vòng áp thuế này, khả năng Bắc Kinh chấp nhận đề xuất của Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin tới Washington trong tháng 9 càng mong manh.

Cuối tuần trước, giới chức Mỹ khẳng định chưa ấn định ngày cho vòng đàm phán sắp tới. WSJ cũng trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đã quyết định không cử đại diện sang Mỹ trong tháng này. Theo WSJ, trước đó, Trung Quốc đã lên kế hoạch cử tới Mỹ Phó thủ tướng Lưu Hạc.

Ông Trump hôm thứ Bảy đe dọa áp thêm thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc nếu Bắc Kinh trả đũa. Đến nay, ông vẫn giữ tuyên bố có thể áp thuế lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ nước này, nếu Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu của Mỹ về cải tổ chính sách.

Trung Quốc nhập khẩu ít hàng hóa từ Mỹ hơn. Việc này có nghĩa họ không thể áp thuế trả đũa với quy mô tương đương Mỹ. Thay vào đó, nước này cảnh báo có thể áp dụng các biện pháp “định tính”. Bắc Kinh không cho biết chi tiết về kế hoạch này, nhưng giới phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng họ có thể hạn chế xuất khẩu một số hàng hóa sang Mỹ, hoặc tăng rào cản thủ tục hành chính với các công ty Mỹ.

Hà Thu (theo Reuters)

21 thg 9, 2018

Thúc đẩy nhà giá rẻ phát triển cần có chính sách mạnh mẽ hơn

Việt Nam cần nhiều cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự phát triển của phân khúc nhà giá rẻ, nhà ở xã hội. Đây là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội nghị Bất động sản quốc tế IREC.

Nhiều thách thức khi phát triển nhà giá rẻ

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà giá rẻ tại Việt Nam đang rất lớn. Nhu cầu này hiện chủ yếu tập trung ở 2 đô thị lớn là Hà Nội và Tp.HCM với 2 đối tượng chính là người thu nhập thấp và công nhân lao động. Theo Chiến lược Nhà ở Quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu m2 nhà ở dành cho nhóm khách hàng trên.

Từ năm 2009, Chính phủ đã triển khai chương trình phát triển riêng về nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp. Sau nhiều năm phát triển nhà ở xã hội tại đô thị, hiện có 86 dự án đã được xây dựng, 134 dự án đang triển khai. Về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, 100 dự án đã xây dựng, 72 dự án đang triển khai. Các dự án này góp phần giải quyết hàng trăm nghìn chỗ ở cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, con số này vẫn là quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.


Theo ông Ninh, nguyên nhân của sự hạn chế trên là do Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ. Trước hết, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra quá nhanh. Với 96 triệu dân, tốc độ đô thị hóa đạt 37,5%, việc lựa chọn quỹ đất ở các đô thị lớn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, khu vực trung tâm gần như không còn quỹ đất, trong khi các khu vực xa trung tâm lại chưa có kết nối hạ tầng.


Bên cạnh đó, bài toán về nguồn vốn vẫn luôn là vấn đề nan giải. Hiện nguồn vốn từ ngân sách chưa đáp ứng đủ việc phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ. Nguồn cung phân khúc này hiện chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Ngoài ra, các vấn đề về chính sách vẫn chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích các chủ đầu tư tham gia phát triển.

Cần chính sách, cơ chế nào để phát triển NOXH?

Tại hội nghị, một câu hỏi được đặt ra là cần có những chính sách như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ tại Việt Nam? Trước câu hỏi này, nhiều đại biểu quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về việc phát triển nhà giá rẻ ở đất nước họ.

Ông Vichai Viratkapan, Trung tâm thông tin Bất động sản, Ngân hàng Nhà ở của Chính phủ Thái Lan cho biết, tại Thái Lan, khi doanh nghiệp chọn xây dựng chung cư cao cấp ở những lô đất có vị trí trung tâm thành phố, họ phải chọn một lô đất ngay gần đó để xây nhà giá rẻ.

Ngoài ra, những doanh nghiệp tư nhân khi tham gia phân khúc này sẽ được đảm bảo mức lợi nhuận trung bình là 30%. Với người mua nhà, lãi suất họ phải trả ngân hàng hàng tháng là rất thấp, dao động ở mức 3-4%/năm trong suốt 3 năm đầu tiên. Như vậy, mỗi tháng người dân chỉ phải trả góp từ 1.500-2.000 Bath.

Trong khi đó, ông Noh Jae Keuk, Chuyên gia về Nhà ở xã hội, Công ty Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc chia sẻ, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ mạnh mẽ việc xây nhà ở xã hội thông qua việc cung ứng nhà ở cho người thu nhập thấp dưới dạng nhà cho thuê trong 10 năm. Sau 10 năm, người dân có thể bán dưới dạng nhà ở xã hội.

Hàn Quốc cũng chia ra 10 nhóm thu nhập, mỗi nhóm được hưởng một chính sách khác nhau. Với người nghèo, giá thuê nhà mà họ phải trả sẽ thấp hơn giá thị trường khoảng 30%. Nhóm trên thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ thuê với giá thấp hơn giá thị trường 15%. Đối với nhóm có thu nhập trung bình, không phải là thu nhập thấp, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ áp dụng mức lãi suất thấp để họ có thể mua nhà.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng duy trì và phát triển quỹ nhà ở. Quỹ này được hình thành từ ngân sách và sự đóng góp của người dân. Hàng tháng, mỗi người dân Hàn sẽ đóng góp cho quỹ nhà ở từ 100-500 USD.

Quay trở lại câu chuyện Việt Nam, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Chủ tịch M.I.K Group cho rằng, Việt Nam cần một cơ chế để tất cả các bên đều có lợi khi tham gia vào thị trường. Theo ông Trân, người lao động khi đến các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM làm việc, họ có thể trả được chi phí về đời sống nhưng lại không chi trả được chi phí về giáo dục của con cái. Do đó, họ buộc phải sinh sống ở khu vực xa trung tâm. Vì thế, việc phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cần gắn với các yếu tố xã hội. “Theo tôi, mỗi dự án nhà ở thương mại nên dành ra khoảng 10% để phát triển nhà cho những người thu nhập thấp”, ông Trân nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trọng Ninh cho biết thêm, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cùng Hàn Quốc nghiên cứu các chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đầu tư công, thúc đẩy các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào phân khúc này.
Thúy An
(Theo Enternews.vn)